Ở đất nước Nhật Bản, người dân không có phong tục đón tết âm lịch như nhiều nước châu Á, thay vào đó họ đón năm mới theo lịch dương với nhiều phong tục hết sức đặc biệt và mang màu sắc rất riêng của một đất nước giàu truyền thống. Tiêu biểu phải kể đến việc treo Shimenawa trước cửa nhà, đặt Kadomatsu ở cạnh cửa hay đặt Wakazari trong bếp,…

Cổng đền Torii tại một ngôi đền đón năm mới ở Nhật Bản.

Phong tục treo Whimenawa trước cửa nhà:

Người Nhật Bản treo Shimenawa trước cửa nhà bởi treo Shimenawa mang ý nghĩa trừ đuổi tà ma và nghênh đón những vị thần hay những điều may mắn sẽ đến với gia chủ, người Nhật Bản thường treo Shimenawa ở trước của nhà ngay vào những ngày đầu năm mới. Tuy cách trang trí của Shimenawa ở mỗi nhà có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng.

Theo Shinto (Thần Đạo) – tín ngưỡng và tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản, thần linh trú ngụ trong mọi vật. Đặc biệt, đối với những vật càng lớn, càng lâu đời, càng có khả năng cao thần linh đang trú ngụ nên cây to của miếu và tảng đá lớn (như đã được đề cập ở trên) cần phải có “kết giới” để đánh dấu lãnh thổ của thần linh.

Shimenawa treo trên bàn thờ của gia đình người Nhật Bản.

Khi xây một ngôi nhà mới, người Nhật thực hiện một nghi lễ cổ xưa: sử dụng Shinenawa mỏng làm kết giới. Trong nghi lễ, người ta sẽ bao quanh vùng đất với Shimenawa để ngăn chặn những điều xấu và cầu xin thần linh ban phước lành. Đây là một nghi lễ quan trọng để kết nối với vị thần địa phương mà gia đình sẽ cùng chung sống trong tương lai. Vì vậy, chạm vào Shimenawa là điều hoàn toàn không nên.

——————————-

Xem thêm:

.Các mẫu mèo thần tài tặng khai trương ý nghĩa nhất

.Mua mèo thần tài ở đâu bảo đảm uy tín chất lượng?

.Cách phân biệt mèo thần tài Maneki Neko Nhật Bản và Trung Quốc?

.Cách đặt mèo thần tài thu hút tài lộc công việc làm ăn khởi sắc

——————————-

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa chính ra vào:

Kadomatsu có nghĩa là “ Cổng thông” theo truyền thống ở Nhật sẽ được trang trí vào dịp năm mới, và đặt trước cửa nhà thường là một cặp đi đôi, để chào đón linh hồn tổ tiên hoặc “Thần nông” vì theo Thần đạo thì thần linh thường cư trú trong thân cây.

Người ta bắt đầu trang trí nó từ sau khi giáng sinh cho đến tận ngày 7 tháng 1 (vào thời Edo là đến 15 tháng 1 ) người dân sẽ đặt chúng ở cạnh cửa hoặc trước nhà, cửa hàng, công sở….

Thông thường, một bó Kadomatsu truyền thống được làm từ 3 ống tre tươi, một vài cành thông được xếp theo số lẻ. Có thể bổ sung những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp mắt hơn. Người Nhật Bản quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được nên sẽ là số lẻ; và nỗi bất hạnh mới cần phải chia hết theo số chẵn. Ngoài ra, cành thông còn được dùng bởi nó mang ý nghĩa là sức sống bất diệt; bất chấp thời tiết khắc nghiệt.

Đặt Wakazari trong bếp ăn:

Thực ra Wakazari là một vòng tròn được bện bằng một đoạn dây thừng, đồng thời được kết hoa ở một phía có móc treo. Người Nhật Bản treo Wakazari ở bếp để tạ ơn những vị thần lửa và thần nước; đã đem lại một cuộc sống sung túc với những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, người Nhật còn treo Wakazari ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.

Mùng 1 tết ăn bánh dầy và súp Ozoni:

Theo truyền thuyết cổ ngày xưa của người Nhật Bản, vào ngày đúng ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon sẽ xuất hiện. Người ban tặng cho các em bé ngoan ngoãn và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni.

Từ đó, với mong ước được hưởng nhiều phúc lộc, những món quà từ các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozoni vào mùng 1 tết.

Thiệp ghi lời cảm ơn đến người sống xung quanh:

Vào dịp cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những tấm thiệp tùy vào mục đích sử dụng; hay tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ cầu kì, trang trọng, hay dễ thương; được tô điểm nhiều màu sắc hay nhã nhặn. Với mục đích tri ân, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới những người sống xung quanh mình như: cấp trên, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái..

Những tấm bưu thiếp này sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1; và thường được người nhận nâng niu, quý trọng.

 

Để lại một bình luận

Chat Facebook
0398.630.727