Trong tháng 7 Âm lịch, ngoài lễ tiết cúng bái, dân gian còn lưu truyền những điều không nên làm trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo, cầu bình an, may mắn.
TS. Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: “Ở Việt Nam, người ta cho rằng Tết Trung nguyên tháng 7 là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian”.
“Vào thời gian này, người dân thường bày mâm cúng thí thực cô hồn. Trong khi đó, ở các chùa thường thiết lập trai đàn chẩn tế để “tài pháp nhị thí” cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng. Đồng thời, đây cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời”, TS Lộc chia sẻ thêm.
Trong khi đó, dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 Âm lịch là “tháng cô hồn”. Đặc biệt, người xưa còn cho rằng, đây là thời điểm hoạt động của ma quỷ.
Từ quan niệm này, không ít người cho rằng, tháng 7 Âm lịch gắn với những điều xui rủi. Và, để tránh những điều không may mắn, người xưa lưu truyền những điều không nên làm trong tháng cô hồn như sau:
Những điều không nên làm trong tháng cô hồn 2024
Một trong những điều không nên làm trong tháng cô hồn là không nên đi chơi đêm. Người xưa quan niệm, đêm là lúc ma quỷ lộng hành nhất nên người dương cần hạn chế đi chơi vào thời điểm này để tránh gặp rắc rối.
Ngoài ra, người xưa cũng khuyên không nên phơi quần áo vào ban đêm. Lý do là vì ma quỷ có thể “mượn tạm” các trang phục này để mặc. Việc này sẽ khiến gia chủ gặp xui xẻo thậm chí đau bệnh…
Dẫu vậy, TS. Dương Hoàng Lộc lại cho rằng, tháng 7 Âm lịch ngoài được xem là “tháng cô hồn” còn là dịp diễn ra lễ Vu lan của Phật giáo với ý nghĩa tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Do đó, ngoài những điều không nên làm trong tháng cô hồn theo quan niệm người xưa, TS Lộc cũng khuyến cáo người dân không nên làm điều trái hiếu đạo như: không làm điều phiền lòng, khiến ông bà, cha mẹ buồn, đau lòng vào dịp tháng 7 Âm lịch.
Ngoài ra, TS Lộc cho rằng, người dân cũng không nên cúng bái linh đình trong thời gian này. Ông nói: “Tháng 7 Âm lịch, người dân không nên cúng bái linh đình, không tùy tiện đốt vàng mã”.
“Việc này chỉ gây tốn kém, lãng phí. Không chỉ thế, tục đốt vàng mã được khuyến cáo làm ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ra cháy nổ”, ông nói thêm.
TS Lộc cũng đồng tình với quan niệm của dân gian về việc người dân không nên làm chuyện đại sự vào “tháng cô hồn”.
“Theo phong tục dân gian, tháng này là tháng cô hồn, xui xẻo nên nhiều người không cất nhà, cưới gả, ngưng các giao dịch lớn,….”, ông nói.
Xem thêm:
Các mẫu mèo thần tài tặng khai trương ý nghĩa nhất
Mua mèo thần tài ở đâu bảo đảm uy tín chất lượng?
Cách phân biệt mèo thần tài Maneki Neko Nhật Bản và Trung Quốc?
Xuất hành khai trương đầu năm Quý Mão 2023 ngày nào thì tốt?
Mâm cúng cô hồn gồm những gì
Lễ vật trên mâm cúng chúng sinh gồm có:
Muối, gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 mầu),12 cục đường thẻ.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…). Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo…
Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…
Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Dân gian tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện.
Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc cúng vàng mã cũng nên hạn chế.