Từ trước đến nay,khai xuânđược xem là phong tục lâu đời của người dân Việt Nam trong văn hóa và nhận thức. Theo quan niệm dận gian, điều này giúp đem lại cho chúng ta nhiều may mắn cũng như tài lộc. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu khai xuân là gì và những việc chúng ta hay làm để có một năm thuận lợi.
Khai xuân là gì?
Khai xuân chính là một chuỗi gồm nhiều hành động để chào đón một năm mới, chẳng hạn như:khai trương,xuất hành,khai bút đầu nămhay tổ chứclễ khai xuân để chào mừng năm mới.
Trong số nhiều hoạt động diễn ra để khai xuân, ông cha ta ngày xưa thường rất chú trọng vào thủ tục khai bút. Khi thời khắc giao thừa đã điểm và một năm mới đã tới, người ta thường chăm chút, nắn nót tùng nét chữ để viết ra các dòng đầu tiên đón chào xuân mới. Đây là một hành động chan chứa một ý nghĩa cực kỳ thiêng liêng bởi nếu như khai bút thuận lợi, văn hay chữ tốt thì sẽ được học hành suôn sẻ, thi cử may mắn.
Ý nghĩa của tục khai xuân đầu năm
Khai xuân được xem là một hình thức để chào đón một năm mới đến theo như truyền thống của văn hóa người Việt. Vì thế, việc khai xuân thường được mọi người tổ chức với không khí trang trọng, nghiêm túc ở những doanh nghiệp và công ty lớn. Nghi thức này không chỉ là để cầu nguyện cho một năm thuận lợi, làm ăn tấn tới mà còn giúp các thành viên trong doanh nghiệp gắn bó hơn, khích lệ, tạo động lực cho nhân viên làm việc tại công ty.
Xem thêm:
Sinh năm 2023 tuổi con gì? Hợp với mạng và màu sắc gì?
Nên tặng mèo thần tài vào dịp nào? Ý nghĩa phong thủy của mèo thần tài là gì?
Mèo thần tài tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của mèo thần tài Maneki Neko?
Các phong tục truyền thống của Việt Nam để khai xuân đầu năm mới
Các hình thức của khai xuân tại Việt Nam là rất đa dạng và cũng có phần khác nhau tại các vùng miền. Để có được một năm suôn sẻ và vạn sự như ý, các bạn có thể tham khảo ngay những hoạt động sau đây để khai xuân nhé!
Lì xì
Vào những ngày Tết Nguyên Đán mở đầu năm mới, con cháu trong gia đình có thể lựa chọn hình thức mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ để cầu chúc họ đượcdồi dào sức khỏevàvạn thọ trường an. Tiếp đến, sẽ là màn lì xì cho con cháu của cha mẹ và ông bà để cầu cho con cháu đượcvạn sự như ý, học giỏivà mãi luônngoan ngoãn, vâng lời.
Đây là một phong tục khai xuân đã có từ rất lâu đời trong nước ta và không thể thiếu được vào mỗi dịp đầu năm Tết đến. Lì xì là nằm ở tấm lòng là chính nên không có quy tắc hay quy ước nào về mệnh giá tiền.
Khai cày – trồng cây
Khai cày là một phong tục để khai xuân đầu năm với những người nông dân. Những đường cày đầu năm tượng trưng cho sức mạnh cũng như sức lao động của con người muốn chinh phục những cánh ruộng đồng. Đồng thời, nó cũng để thể hiện sự sáng tạo của các cư dân của nền nông nghiệp nước nhà.
Đi lễ chùa đầu năm
Theo truyền thống, khai xuân đầu năm luôn luôn gắn liền với phong tục đi lễ chùa, đình vào dịp Tết. Đây là một phong tục mang đậm nét tinh thần và tâm linh gắn liền với đời sống của đại đa số người dân Việt Nam hiện nay. Do đó, nhiều người lựa chọn việc đi lễ Tết để có thể đón chào một năm mới tràn ngập niềm vui, may mắn và tài lộc.
Khai bút đầu xuân
Như mình đã trình bày ở trên, khai bút là một hành động để khai xuân dịp đầu năm mới mang một ý nghĩa rất lớn lao và tốt đẹp. Hình thức khai bút là cực kỳ đa dạng, chẳng hạn như:viết lời chúc,viết thơ,câu đối Tết, câu danh ngôn,… vào khoảnh khắc giao thừa hoặc vào sáng của ngày mùng 1 Tết.
Ngày đẹp khai xuân 2023 Quý Mão đầu năm để gặp nhiều may mắn, tài lộc
Theo như phong tục xưa, ngày xuất hành, khai bút để khai xuân đầu năm là cực kỳ quan trọng, nhất là dành cho những ai làm ăn, kinh doanh. Mọi người nên lựa chọn ngày lành, tháng tốt, giờ tốt để khai trương đầu năm 2023 Quý Mão để giúp cho sự nghiện suôn sẻ, làm ăn may mắn, thăng hoa và đầy tài lộc.
Đó cũng là điều mà không phải là ngoại lệ với những phong tục khác như khai bút, xuất hành,… Dưới đây là chi tiết các ngày đẹp để khai xuân đầu năm 2023 dành cho các bạn:
- Thứ 2 ngày23/1/2023(Mùng 2 TếtÂm lịch)
- Thứ 4 ngày25/1/2023(Mùng 4 TếtÂm lịch)
- Thứ 2 ngày30/1/2023(Mùng 9 TếtÂm lịch)
- Thứ 3 ngày31/1/2023(Mùng 10 TếtÂm lịch)